Sàn Gỗ Đẹp - Chất Lượng

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Bài 12: [NÊN ĐỌC] Tổng hợp – Các thương hiệu sàn gỗ tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay

Bài 12: [NÊN ĐỌC] Tổng hợp – Các thương hiệu sàn gỗ tốt nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay

Mục Lục
Các loại sàn gỗ phổ biến
Sàn gỗ công nghiệp Đức
Sàn gỗ công nghiệp Thuỵ Sĩ
Sàn gỗ công nghiệp Malaysia
Sàn gỗ công nghiệp Bỉ
Sàn gỗ công nghiệp Pháp
Sàn gỗ công nghiệp Áo
Sàn gỗ công nghiệp Ba Lan
Sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc
Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan
Sàn gỗ công nghiệp Việt Nam
Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc
Hướng dẫn cách nhận biết xuất xứ sàn gỗ công nghiệp
Các thông số kỹ thuật cần biết để mua được sàn gỗ tốt
Link tham khảo ưu, nhược điểm các loại sàn gỗ
Kết luận
san-go-tot-nhat-2019

Các loại sàn gỗ phổ biến

Hiện nay không thiếu để nhận biết rất nhiều cửa hàng do nhu cầu trục lợi đã lừa khách hàng bằng cách dựng giả xuất xứ, thương hiệu, làm nhái, thậm chí bán hàng gian qua nhiều hình thức khác nhau, hình thức lừa về xuất xứ là dễ dàng và dễ ăn nhất.
Các loại sàn gỗ giá rẻ, sàn gỗ nhái được làm giả bao bì và nói khống về nguồn gốc làm khách mơ hồ sau đó mua về mới biết đã bị lừa hoặc chất lượng kém hơn ý muốn.
Cách thứ 2 là các loại sàn gỗ nhái thương hiệu lớn được làm giá lên để bán và bùa phép câu chữ khẳng định đó là sàn gỗ ngoại nhập để chiếm đoạt tiền khách hàng.
Nếu là người quen của bạn giới thiệu, có khả năng họ cũng đang bị lừa, nhưng nếu bản thân nhân viên hoặc các cửa hàng khẳng định thì 100% bạn đang trở thành miếng mồi ngon cho họ, hãy thật tỉnh táo tránh bị trục lợi tự sự không am hiểu trước khi mua hàng.
Trường hợp khác nếu khi bạn hỏi thăm về xuất xứ của 1 loại sàn nhưng người bán lại khẳng định nguồn gốc trong khi nó không nằm trong danh sách thì càng không nên chọn, do bán thì phải biết rõ thông tin hoặc họ đã cố tình nêu sai thông tin lừa gạt khách.
Đây là 1 trong những điều thể hiện sự uy tín và chất lượng tại nơi bán sàn gỗ, liệu bạn có chọn 1 nơi không cung cấp chính xác thông tin, mơ hồ như vậy làm nơi thi công sàn gỗ cho gia đình mình.
Sàn gỗ công nghiệp tại thị trường Việt Nam hiện nay chỉ có các xuất xứ chính xác như sau: Đức, Thụy Sĩ, Malaysia, Bỉ, Pháp, Áo, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc.
Sàn gỗ công nghiệp Đức: Kronotex, Wineo, Krono Original, Classen, My Floor, Rooms, Sensa, Konner, Casa, Egger, Hornitex. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Đức nào khác trên thị trường Việt Nam.
Sàn gỗ công nghiệp Thụy Sĩ: Sàn gỗ Thụy Sĩ hiện tại chỉ có 1 thương hiệu duy nhất là Kronoswiss. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Thụy Sĩ nào khác trên thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
Sàn gỗ công nghiệp Malaysia: Robina, Inovar, Janmi, Rainforest, SynchroWood, Synchro Wood, Masfloor, Smartwood, Smartchoise, Ruby Floor, Maika, Urbans Floor, Topfloor, BorNeo. Ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Malaysia nào khác trên thị trường Việt Nam.
‼️ Một số dòng Malaysia giả, được sản xuất tại Trung Quốc nhưng là công ty con của Malaysia, được nhập lô hàng về công ty ở Malaysia sau đó nhập khẩu sang việt nam với giấy tờ đầy đủ (gọi là tạm nhập tái xuất), do đó trên thân và vỏ hộp vẫn đóng dấu sản xuất tại Malaysia, dễ gây nhầm lẫn với nhiều thương hiệu chính hãng hiện nay.
‼️ Trường hợp thứ 2 một số doanh nghiệp làm công ty con của Malaysia nhưng chỉ sản xuất 1 số mẫu mã nhất định trong khi bán ra vô vàn mẫu mã khác “đều gán nhãn” Made in Malaysia nhằm trục lợi, nghĩa là họ bán hàng giả kèm với hàng chính hãng có cùng mức giá và tư vấn khách mua hàng giả để kiếm lợi.
‼️ Điều này cực kì có hại cho người tiêu dùng do mẫu mã trung quốc rất đẹp và bắt mắt, chỉ khi sử dụng mới biết độ bền, nhưng đa phần họ sẽ chọn loại đẹp mã, và từ đó dính phốt lừa của nhà sản xuất, các đại lí có giá nhập như nhau nên trục lợi lớn nhất chính là nhà sản xuất.
Sàn gỗ công nghiệp Bỉ: Quickstep, Pergo, Balterio, LocFloor. Sàn gỗ Quickstep và Pergo nhập vào nước ta từ những năm 1999, cùng thời điểm với sàn gỗ Kronotex của Đức.
Sàn gỗ công nghiệp Pháp: AlsaFloor. Tương tự như Balan, Áo và Thuỵ Sĩ, tại Việt Nam chỉ có 1 dòng sàn gỗ Pháp là AlsaFloor.
         Sàn gỗ công nghiệp Áo: Có duy nhất một thương hiệu là sàn gỗ Kaindl, được sản xuất 100% tại Áo và được nhập khẩu nguyên đai, nguyên hộp về Việt Nam, ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ Áo nào khác trên thị trường.
Sàn gỗ công nghiệp Balan: Sàn gỗ Kronopol là thương hiệu sàn gỗ Balan duy nhất tính đến thời điểm hiện tại được nhập khẩu về Việt Nam với số lượng mẫu mã còn rất hạn chế, chỉ có 04 mầu có độ dầy 12mm bản nhỏ, hèm V.
Sàn gỗ công nghiệp Hàn Quốc: Hansol, Dongwha và sàn gỗ FloorArt là 03 thương hiệu sàn gỗ Hàn Quốc duy nhất được nhập khẩu về Việt Nam với 02 độ dầy khác nhau là 8mm và 12mm, ngoài ra không còn bất kỳ một loại sàn gỗ Hàn Quốc nào khác trên thị trường.
‼️ Lưu ý dòng Hansol có loại sản xuất trong nước, trên vỏ và bao bì sẽ không có chữ Made in Korea tranh nhầm lẫn.
‼️ Cách phân biệt: sàn gỗ Hansol nhập từ Hàn có chữ Made in Korea là 1, ngoài ra dãy số mã vạch bắt đầu bằng 880, giấy tờ CO, CQ chứng nhận lô xuất khẩu cho lô hàng chứa sản phẩm bạn đang tìm hiểu.
Sàn gỗ công nghiệp Thái Lan: Vanachai, Thailux, Thaixin, Thaistar, Thaiever, Leowood, Thailife, Thai Green, ThaiOne, Thaisun, Thaiway, Prince, Thaigold, Thai Viet. Ngoài các thương hiệu nêu trên, không còn bất kỳ một loại sàn gỗ của Thái Lan nào khác trên thị trường Việt Nam.
‼️ Một số dòng như Thaixin, Vanachai, Leowood là dòng nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, những dòng còn lại được nhập nhưng đổi tên lại theo doanh nghiệp Việt Nam.
Sàn gỗ công nghiệp Việt Nam: Newsky, Penthouse, Kentwood, Redsun, Pago, SAVI, Berry Floor, Kallax, Viet One, Newhome, Newstar, Gomax, TimB, Jawa, Winmart Floor, Queenbee…
Sàn gỗ công nghiệp Trung Quốc: Từ trước tới nay vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo về số lượng với một ma trận thương hiệu khiến khách hàng hoa mắt khi nghe tư vấn, tiêu biểu như: Sàn gỗ Eurolines, sàn gỗ Norda, sàn gỗ Rahmann, sàn gỗ Thaitiger, sàn gỗ Kendall, sàn gỗ Eurohome, sàn gỗ Morser, sàn gỗ Wilson, sàn gỗ Morser, sàn gỗ Kosmos, sàn gỗ Flortex, sàn gỗ School, sàn gỗ Kamaz, sàn gỗ Hormann, sàn gỗ Kahn, sàn gỗ Yekalon, sàn gỗ Krono Lines, , sàn gỗ Sennorwell, sàn gỗ Sennorwell Gold, sàn gỗ Bergeim, sàn gỗ QueenMark, sàn gỗ Hami, sàn gỗ New House Space, sàn gỗ Galamax, , sàn gỗ Dragon, sàn gỗ Victory, sàn gỗ Victory star, sàn gỗ Harotex, sàn gỗ Sutra, sàn gỗ Vertex, sàn gỗ Asian, sàn gỗ World Floor, sàn gỗ Nanotex, sàn gỗ Kronomax, sàn gỗ Royal, sàn gỗ Chypong, sàn gỗ Glucsy, sàn gỗ F8, sàn gỗ F12, sàn gỗ Lexfloor, sàn gỗ Wittex, sàn gỗ Kent, sàn gỗ Gago, sàn gỗ MalayFloor, sàn gỗ Quick Style, sàn gỗ Korea Floor, sàn gỗ Pinax, sàn gỗ Kaminax, sàn gỗ King Floor, sàn gỗ Shophia, sàn gỗ Loc Floor, sàn gỗ Green, sàn gỗ Woodland, sàn gỗ Nano, sàn gỗ Thaigood, sàn gỗ Kronohome, sàn gỗ Spainloc, sàn gỗ CCBM, sàn gỗ Lucano, sàn gỗ Alloc, sàn gỗ Gecus, sàn gỗ Vinmax, sàn gỗ Hanami, sàn gỗ Lusono, sàn gỗ Lucano, sàn gỗ Faul.

Hướng dẫn cách nhận biết xuất xứ sàn gỗ công nghiệp

Những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu chính hãng, nhập khẩu từ nước nào sẽ được in chữ “ Made in – nước đó” trên bao bì sản phẩm và mặt sau của từng thanh gỗ. Ví dụ như: Made in Thailand, Made in Germany, Made in France, Made in Switzertland…
Sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu chính hãng từ Malaysia, Thái Lan, Đức, Thụy Sỹ và các nước khác, thường được sản xuất với quy cách bản dài trên 1,2m. Bề mặt sản phẩm thường có kiểu vân gỗ sần, vân gỗ mang nét đẹp trầm dịu hơn, đẹp hơn và sắc nét hơn.
Cách nhận biết sàn gỗ Trung Quốc dựa vào quy cách sản phẩm và nhãn mác  
Ván sàn gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc rất đa dạng về quy cách sản phẩm, có loại bản dài và bản ngắn. Độ rộng của ván gỗ có cả loại to và loại nhỏ, có cả loại bóng và loại sần, vân gỗ bóng bảy. Căn cứ vào đặc điểm này người tiêu dùng có thể đánh giá, thương hiệu sàn gỗ công nghiệp nào có cả mặt bóng và mặt sần thì là của Trung Quốc (trừ những sản phẩm của Việt Nam được in chữ “Made in Viet Nam”.
Tem và nhãn mác trên bao bì sản phẩm được in chữ như: The mould made in Germany, The mould made in Malaysia, Made by Malaysia, Malaysia Technology, Germanny Technology, hoặc các chữ khác mà không phải là “Made in”. Đây là những điểm tương đồng nhất của sàn gỗ công nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc.

Để mua được sàn gỗ tốt thì bạn phải hiểu về các thông số kỹ thuật của nó:

Cường độ chịu mài mòn (Abrasion resistance): có ký hiệu AC, thông thường các loại sàn gỗ trên thị trường hiện nay các loại sàn gỗ cố tiêu chuẩn AC3, AC4 một số ít AC5, AC càng cao thì cường độ chịu mài mòn càng lớn. 
Độ dày của sản phẩm(Thickness): Các loại sàn gỗ đang ban trên thị trường chủ yếu có độ dày 8mm, 12mm. Ở tầng một hoặc các phòng rộng nên sử dụng sàn gỗ có độ dày 12mm sẽ tạo độ chắc chắn hơn cho sàn nhà.
Khả năng chịu va đập (Shock resistance): Có ký hiệu IC; IC1, IC2. Sàn gỗ thông thường có tiêu chuẩn IC2. 
Độ chắc của khóa nối: Sàn gỗ trên thị trường hiện nay phổ biến là các loại khóa nối đơn hoặc khóa kép(Double-Click), ngoài ra còn có công nghệ khóa nối V(V-Groove) hay khóa nối kép 3 chiều(R-Click) được sử dụng cho thế hệ sàn gỗ mới trên thị trường châu Âu và Mỹ. 
Lớp phủ sáp nến bảo vệ hèm: Các bạn nên chọn loại sàn có phủ nhiều sáp nến sẽ tăng độ khít của hèm và chống thấm nước, cách kiểm tra bạn có thể quan sát bằng mắt ở hèm thấy màu nâu của sáp nến hoặc lấy móng tay cạo nhẹ ở hèm sẽ biết có sáp nến hay không, dày hay mỏng. 
Độ độc hại (E0, E1): Độ độc hại được đánh giá dựa trên tiêu chí lượng khí thải Formaldihyde ra môi trường, sàn gỗ có mức độ E1 đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
Sàn gỗ chịu nước cao: 
Thứ nhất: các loại sàn gỗ chịu nước thuộc phân khúc sàn gỗ công nghiệp cao cấp, có chất lượng tốt cho nên giá của chúng cũng sẽ cao hơn mức bình thường.
Thứ 2: Để nhận biết được loại sàn gỗ đó có chịu nước được như lời người quảng cáo bán hàng hay không các bạn có thể mượn 1 miếng gỗ đó ngâm vào nước khoảng 1 ngày sau đó vớt ra và kiểm tra.
Các bạn có thể tham khảo ưu nhược điểm của các loại sàn gỗ công nghiệp qua các bài viết sau:

Kết luận

Chung quy lại sàn gỗ Malaysia mà điển hình là sàn gỗ Robina và Janmi đang là hai thương hiệu dẫn đầu bởi chất lượng tốt và phù hợp với khí hậu ẩm ở Việt Nam. Nếu muốn loại rẻ hơn các bạn có thể lựa chọn sàn gỗ ThaiXin được sản xuất tại Thái lan hoặc Dongwha – Hàn Quốc cũng có khả năng chịu ẩm, chịu nước tương đối tốt…
Nếu nhà bạn có trẻ em hay tè dầm thì tốt nhất nên lựa chọn sàn gỗ Malaysia. Nếu bạn không quá quan tâm đến khả năng chịu ẩm, chịu nước mà cần một loại sàn gỗ đẹp, hiện đại mang đậm chất Châu Âu thì có thể lựa chọn sàn gỗ Đức hoặc Thụy Sĩ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký Nhận Khuyến Mãi

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Email: sangotuandalat@gmail.com

Sàn Gỗ Đà Lạt