Sàn Gỗ Đẹp - Chất Lượng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

LẮP ĐẶT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP – Bài 2 – Cách ước tính chi phí

LẮP ĐẶT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP

Bài 2 – Cách ước tính chi phí

Lắp đặt sàn gỗ thuộc hạng mục lát nền nhà và nằm trong khoản chi phí hoàn thiện. Theo nhiều kiến trúc sư nhận định, bạn nên dành 1/3 tổng chi phí hoàn thiện dành cho phần nền nhà, 2/3 còn lại dành cho sơn, điện, nước, cửa, cầu thang, nội thất khác,… Sở dĩ có sự ưu tiên như vậy do nền là phần cực kì quan trọng, góp vai trò lớn vào giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà và là phần được sử dụng với hiệu suất cao nhất (do hoạt động đi lại diễn ra hàng ngày), vì vậy bạn cần đặc biệt ưu tiên đầu tư kinh phí cho hạng mục này để đảm bảo hiệu quả sử dụng và tuổi thọ nền nhà.
chi-phi-lap-dat-san-go-cong-nghiep
Chi phí lắp sàn gỗ bao gồm các khoản chi cho sàn gỗ, thi công lắp đặt, chi phí phụ kiện đi kèm (len tường, nẹp đồng) và phí vận chuyển (nếu có).
chi-phi-lap-dat-san-go-cong-nghiep
Đơn giá sàn gỗ: được tính theo mét vuông, từng loại gỗ khác nhau sẽ có mức giá thành khác nhau, loại sàn càng cao cấp thì đơn giá càng cao.
Đơn giá thi công, lắp đặt: được tính theo mét vuông, tùy vào từng cách lát khác nhau mà chi phí này cũng sẽ có sự khác biệt.
Len tường hay còn được gọi là phào chân tường: là vật liệu trang trí tường và không thể thiếu nếu lát sàn gỗ. Len tường có công dụng giúp che chắn đường nối giữa tường và sàn nhà hoặc để trang trí, tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các bề mặt. Đặc biệt, phào chân tường sẽ phát huy được tác dụng tốt khi chân tường thường là nơi ẩm thấp.
Nẹp: là vật liệu làm điểm kết thúc sàn với cửa hoặc khu vực khác. Hoặc đối với các công trình đã có len sẵn thì nẹp được dùng để che chắn đường nối giữa sàn và chân tường.
Tỷ lệ hao hụt: là tỷ lệ nguyên vật liệu mất đi hoặc chuyển hóa thành phế liệu trong quá trình thực hiện sản xuất ra sản phẩm được tính trên đơn vị 1 nguyên vật liệu.
Chúng ta có thể tham khảo cách tính như sau:
[Diện tích lắp đặt x (đơn giá sàn gỗ + đơn giá thi công, lắp đặt)] + (Len tường x đơn giá) + (Nẹp x đơn giá) + Tỷ lệ hao hụt + chi phí vận chuyển (nếu có)
Ví dụ: 
chi-phi-lap-dat-san-go-cong-nghiep
Bạn lắp sàn gỗ cho phòng dài 10m, rộng 5m, 2 cửa ra vào mỗi cửa rộng 1m. Như vậy, ta có kết quả tính toán sau:
Diện tích lắp sàn là: 10 x 5 = 50m2
Độ dài thực tế để ốp len tường là: (10+5) x 2 – 2 = 28m (tính bằng chu vi phòng trừ đi độ dài cửa)
Độ dài thực tế để ốp nẹp kết thúc là 2m (tính bằng tổng cộng độ rộng cửa ra vào)
Bạn lựa chọn sàn gỗ A có bảng giá bao gồm phụ kiện, thi công như sau:
STT
HẠNG MỤC
ĐƠN VỊ TÍNH
ĐƠN GIÁ
chưa VAT
SỐ LƯỢNG
1
Sàn gỗ A
m2
500.000
50
2
Len tường
m
50.000
28
3
Nẹp kết thúc
m
40.000
2
4
Thi công
m2
35.000
50
TỔNG CHI PHÍ lắp đặt sàn gỗ bao gồm:
Chi phí sàn gỗ: 500.000 x 50 x 1.05 = 26.250.000 đồng. (Sở dĩ nhân 1.05 do trong khi thi công, một số thanh phải cắt bớt để khớp vừa phần diện tích phòng tạo ra hao hụt vật liệu tầm 5%. Tương tự tỷ lệ hao hụt 5% áp dụng cho phần len tường (chỉ tường)
Chi phí len tường: 50.000 x 28 x 1.05 = 1.470.000 đồng
Chi phí nẹp kết thúc: 40.000 x 2= 80.000 đồng    
Chi phí thi công: 35.000 x 50 = 1.750.000 đồng
Chi phí vận chuyển: 300.000 đồng
-> TỔNG CHI PHÍ: 26.250.000 + 1.470.000 + 80.000 + 1.750.000 + 300.000 = 29.850.000 đồng

Bạn lưu ý khi lắp đặt sàn gỗ có thể sẽ phát sinh một số chi phí như: Cắt bào chân cửa, di chuyển đồ đạc, tháo bỏ sàn gỗ cũ…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Đăng ký Nhận Khuyến Mãi

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Email: sangotuandalat@gmail.com

Sàn Gỗ Đà Lạt